fbpx

Lập Trình Viên nên chọn Framework CSS nào là TỐT NHẤT?

Nên Chọn Framework CSS Nào Là Tốt Nhất

Ở thời điểm hiện tại, có rất nhiều frameworks CSS để bạn lựa chọn.

Vậy framework nào là tốt nhất?

Thật sự, chẳng bao giờ có 1 framework nào được xem là tốt nhất cả.

Thay vì cố gắng tìm kiếm 1 framework tốt nhất để đáp ứng được cho tất cả các trường hợp, thì bạn nên thay đổi lại tư duy là tìm kiếm framework phù hợp nhất cho dự án.

Nghĩa là bạn cần cân nhắc các yếu tố bên trong dự án trước, như là: nhân sự, độ phức tạp kỹ thuật, thời gian cần hoàn thành,…

Sau đó mới có cơ sở để lựa chọn ra 1 framework CSS phù hợp.

Trong bài viết này, mình sẽ cung cấp các thông tin để giúp bạn đưa ra được sự lựa chọn phù hợp nhất cho dự án của mình.

Nhìn chung, các frameworks và thư viện CSS được chia thành 3 nhóm:

1. Component-based frameworks.

Các frameworks thuộc nhóm này sẽ cung cấp cho người dùng các thành phần giao diện có sẵn.

Một vài frameworks phổ biến: BoostrapMaterial UI và Ant Design.

Ưu điểm:

  • Cung cấp các thành phần giao diện có sẵn nên thời gian phát triển dự án rút ngắn đi rất nhiều.
  • Không yêu cầu lập trình viên phải nắm vững kiến thức HTML & CSS
  • Hỗ trợ tốt trong việc hiển thị đa thiết bị.
  • Tương thích với các trình duyệt phổ biến.
  • Các thành phần giao diện trở nên nhất quán hơn.

Nhược điểm: Không dễ dàng tùy chỉnh. Mặc dù có hỗ trợ tùy chỉnh nhưng vẫn còn rất hạn chế.

Phù hợp với:

  • Các dự án không đầu tư quá nhiều vào UI.
  • Các dự án thử nghiệm.
  • Các dự án có thời hạn hoàn thành gấp rút.
  • Các dự án không có lập trình viên chuyên về Frontend.

2. Utility-first frameworks. 

Đặc điểm của nhóm này không cung cấp các component có sẵn như nhóm Component-based, mà thay vào đó là cung cấp các class có sẵn.

Các class có sẵn giúp tăng tốc độ phát triển dự án

Tailwind chính là framework phổ biến nhất của nhóm này.

Ngoài ra, còn có các framework khác: Windi CSSTachyonsBasscss,…

Ưu điểm:

  • Giúp rút ngắn thời gian phát triển dự án tại vì cung cấp các class có sẵn.
  • Dễ dàng tùy chỉnh và mở rộng theo ý muốn.
  • Tương thích với hầu hết các trình duyệt phổ biến.

Nhược điểm:

  • Yêu cầu lập trình viên phải nắm vững kiến thức HTML & CSS mới có thể sử dụng dễ dàng.
  • Thời gian học tập sẽ dài hơn.
  • Cấu trúc file HTML trở nên phức tạp, gây khó khăn trong việc đọc hiểu code ở thời điểm ban đầu. Nhưng nếu đã với quen cú pháp, thì đây không còn là một vấn đề nữa.

Phù hợp với:

  • Các dự án có giao diện đặc thù và phức tạp.
  • Các dự án có tính chất thay đổi giao diện thường xuyên.

3. CSS in JS

Đây các thư viện cho phép viết code CSS trực tiếp vào file JavaScript thay vì tách ra file CSS riêng.

Một vài thư viện phổ biến: Styled-componentEmotion và JSS.

Ưu điểm:

  • Giúp cấu trúc source code trở nên rõ ràng hơn.
  • Giúp giải quyết vấn đề xung đột code CSS.
  • Có thể kết hợp cùng với code logic của JavaScript.
  • Dễ dàng tùy chỉnh và mở rộng.

Nhược điểm:

  • Vấn đề hiệu suất tải trang. Tại vì nó cần thời gian chuyển đổi code CSS trong file JavaScript trở thành code CSS thuần để trình duyệt có thể hiểu được.
  • Yêu cầu lập trình viên phải nắm vững kiến thức HTML & CSS.
  • Nếu có lỗi giao diện thì việc Debug cũng trở nên khó khăn hơn.

Phù hợp với: Những dự án có giao diện đặc thù và phức tạp với quy mô tầm trung trở xuống. 

Đối với những dự án với quy mô tầm trung trở lên thì có thể không còn phù hợp.

4. Kết luận

Khi đã hiểu được ưu và nhược điểm của từng nhóm frameworks hoặc thư viện CSS, bạn mới có thể đưa ra được sự lựa chọn phù hợp nhất cho dự án của mình.

Nếu quan tâm đến các Khóa Học Lập Trình Web Chuẩn Kỹ Sư của LetDiv, bạn nhớ tham khảo tại đây nhé!

Tùng ViO

Tùng ViO

Mình là Tùng ViO, hiện tại đang là Founder và cũng là giảng viên tại LetDiv. Rất hân hạnh được làm quen với bạn!