fbpx

7 Sự thật QUAN TRỌNG về ngành Lập Trình CẦN PHẢI biết Càng Sớm Càng Tốt! – Phần 1

7 Sự thật quan trọng về ngành lập trình

7 Sự thật QUAN TRỌNG về ngành Lập Trình bạn cần phải biết càng sớm càng tốt.

Có thể chưa từng ai chia sẻ cho bạn những điều mình sắp nói sau đây.

Chỉ với 2 phút đọc bài viết này, bạn sẽ biết thêm những kinh nghiệm quý giá mà mình đã phải dành ra hơn 10 năm làm việc mới đúc kết được.

1. Yêu cầu luôn thay đổi.

Nếu chưa đi làm, chúng ta thường hay lầm tưởng rằng, quy trình làm 1 dự án chỉ đơn thuần là nhận yêu cầu từ khách hàng.

Sau đó tiến hành gia công, bàn giao sản phẩm, cuối cùng là nhận tiền.

Tuy nhiên, thực tế không bao giờ giống như vậy.

Yêu cầu luôn luôn thay đổi bởi nhiều lí do khác nhau như: khách hàng chỉnh sửa chức năng, công nghệ lỗi thời, chi phí vượt quá ngân sách,…

Yêu Cầu Luôn Thay Đổi

Đây là điều bình thường và bạn nên tập cách làm quen với nó.

Về mặt tinh thần, đừng chán nản nếu yêu cầu bị thay đổi liên tục.

Điều tốt nhất mà bạn có thể làm lúc này là hãy cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Về mặt kỹ thuật, bạn nên đặt cái tâm của mình vào từng dòng lệnh mà bạn viết ra.

Nếu bạn chỉ lập trình để dự án chạy được mà không quan tâm đến cấu trúc code như thế nào, thì bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian khi chỉnh sửa và nâng cấp.

Và đây cũng chính là điều thứ 2, luôn quan tâm đến cấu trúc code.

2. Luôn quan tâm đến cấu trúc code

Mình hay thấy ở các bạn lập trình viên ít năm kinh nghiệm là khi nhận yêu cầu, các bạn không dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ cấu trúc code như thế nào.

Mà thay vào đó, các bạn ngay lập tức nhảy vào code theo cảm tính, làm đến đâu hay đến đó.

Kết quả là những dòng code mà các bạn viết ra trông như một nồi lẩu thập cẩm, gây rất nhiều khó khăn khi chỉnh sửa và mở rộng dự án.

Cấu trúc code xấu gây khó khăn khi lập trình

Có lẽ một số bạn sẽ phản biện lại rằng, việc suy nghĩ cấu trúc code tốn nhiều thời gian và làm chậm tiến độ.

Tuy nhiên, sự thật lại trái ngược hoàn toàn!

Nếu một dự án có cấu trúc tốt thì thời gian chỉnh sửa và mở rộng sẽ rút ngắn đi rất nhiều.

Đó là lí do tại sao bạn thường thấy lập trình viên làm lâu năm hay ngồi suy nghĩ nhiều hơn nhiều hơn so với lập trình viên làm ít năm kinh nghiệm!

Vì vậy, bạn hãy cố gắng tập thói quen viết nháp và lên kế hoạch cẩn thận trước khi code nhé.

Nếu bạn làm được điều này thì người hưởng lợi nhiều nhất cũng chính là bạn thôi.

3. Đừng cố gắng tự code lại những thứ đã có sẵn.

Đây cũng là 1 điều sai lầm mà mình cũng thường thấy ở các bạn ít năm kinh nghiệm.

Khi bắt đầu làm chức năng mới, bạn nên xem lại là dự án hiện tại đã có ai từng làm chức năng đó hay chưa.

Hoặc bạn lên mạng tìm kiếm xem, có thư viện nào hỗ trợ hay không.

Chứ đừng tự code lại từ đầu. Tại vì việc này sẽ lãng phí rất nhiều thời gian, tiền bạc và làm chậm tiến độ án.

Nếu thật sự không có thì bạn mới tự code lại từ đầu.

4. Kết luận

Điều thứ 4 chính là điều quan trọng bắt buộc bạn phải tuân theo. Nếu không, bạn sẽ không bao giờ bám trụ được với nghề lập trình.

Mình sẽ nói về điều thứ 4 và các điều còn lại ở trong bài viết tiếp theo.

Nếu quan tâm đến các Khóa Học Lập Trình Chuẩn Kỹ Sư của LetDiv thì bạn nhớ tham khảo tại đây nhé.

Tùng ViO

Tùng ViO

Mình là Tùng ViO, hiện tại đang là Founder và cũng là giảng viên tại LetDiv. Rất hân hạnh được làm quen với bạn!